Saturday, March 4, 2017

Trưởng Ban tổ chức Lễ hội hoa hồng: 'Chúng tôi xin lỗi vì những lộn xộn'

Sáng 4/4, cả nghìn người đến với Lễ hội hoa hồng Bulgaria, tổ chức ở đảo Ngọc (công viên Thống Nhất, Hà Nội). Do quá đông nên khoảng 9h sáng, Ban tổ chức dừng bán vé, hạn chế bớt người lên đảo Ngọc. Việc này gây phản ứng cho hàng trăm người vì phải chờ đợi và một số đã mua vé giá chênh lệch 40.000-50.000 đồng. Việc bán vé trở lại bình thường sau khoảng một giờ.  

Video ông Nguyễn Đức Liên giải thích về lễ hội.

Chiều cùng ngày, công tác tổ chức lễ hội diễn ra trật tự hơn do lượng người đến giảm. Tuy nhiên, bên ngoài cổng vẫn có một số phe vé mời chào. Bên trong lễ hội, nhiều người dân vẫn sờ hoa hoặc giẫm lên tiểu cảnh, buộc bảo vệ phải nhắc nhở. Một số tiểu cảnh vẫn được trang trí bằng hoa lụa thay vì hoa thật.

Dù có lộn xộn, song nhiều người dân vẫn hào hứng tham dự lễ hội, nhất là người từng sống và học tập tại Bulgaria. Chị Dư Thị Bích Liên (quận Thanh Xuân, Hà Nội) nói: "Đến đây nghe tiếng nhạc Bulgaria tôi đã xúc động muốn khóc. Tôi như được ôn lại quãng thời tuổi trẻ của mình ở nước bạn Bulgaria".

Vốn yêu hoa hồng, bà Nguyễn Thị Mai (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhận xét, thấy nhiều cây hoa hồng cổ đẹp, độc đáo ở lễ hội hoa, tuy nhiên không có nhiều loài hoa ngoại như bà kỳ vọng và giá vé vào cửa hơi cao (150.000 đồng/vé). Nếu lễ hội để tăng cường tình hữu nghị với Bulgaria thì thành phố Hà Nội nên hỗ trợ chi phí tổ chức để đông đảo người dân có thể tham quan.   

truong-ban-to-chuc-le-hoi-hoa-hong-chung-toi-xin-loi-vi-nhung-lon-xon

Ban tổ chức cho biết các tiểu cảnh như cổng chào làm bằng hoa lụa là thích hợp. Ảnh: Đ.Loan

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Đức Liên, Trưởng ban tổ chức lễ hội hoa, giải thích: "Chúng tôi dừng bán vé trong khoảng một giờ để đảm bảo cho du khách có không gian thưởng lãm hoa. Dù đã giải thích với những người bên ngoài song mọi người vẫn bức xúc và làm mất trật tự. Chúng tôi rất xin lỗi".

Theo ông Liên, mặc dù Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội yêu cầu thay thế hoa giả bằng hoa thật, song một số tiểu cảnh khó có thể sử dụng hoa hồng thật. Đại sứ quán Bulgaria cũng không đồng tình việc hái hoa thật để trang trí số lượng lớn nên các tiểu cảnh lớn vẫn dùng hoa giả. 

Ông Liên cho rằng nhiều người hiểu nhầm lễ hội phải có hoa từ nước Bulgaria đưa sang, song thực thế Ban tổ chức huy động 300 loài hoa hồng ngoại đã được trồng ở nhiều nơi trong nước và nhiều loài hồng cổ Sa Pa, có nhiều gốc hồng giá trị hàng chục triệu đồng và chưa từng xuất hiện trước công chúng. Dịp này, Đại sứ Bulgaria đã tặng Hà Nội 20 gốc hoa hồng để làm giống.  

truong-ban-to-chuc-le-hoi-hoa-hong-chung-toi-xin-loi-vi-nhung-lon-xon-1

Du khách thích thú chụp ảnh những loài hoa hồng quý hiếm. Ảnh: Đ.Loan

"Chúng tôi mong mọi người hiểu được là lễ hội hoa hồng Bulgaria không phải là đợt triển lãm hoa mà có các hoạt động biểu diễn văn hóa về đất nước con người Bulgaria", ông Liên chia sẻ. 

Rút kinh nghiệm sau 2 ngày lễ hội, Ban tổ chức cho biết đã làm việc với công an phường sở tại bố trí thêm lực lượng giải tán người phe vé. Các ngày tới, Ban tổ chức sẽ bán vé bình thường cả ngày, nếu đông quá công suất sẽ thông báo bằng loa. Ngoài ra, lối đi vào lễ hội sẽ bố trí luồng ra vào để tránh ùn tắc và lộn xộn.

Video lễ hội hoa còn nhiều lộn xộn vào ngày khai mạc. 

Lễ hội hoa hồng Bulgaria do Đại sứ quán Bulgaria phối hợp với một số hội, doanh nghiệp tổ chức. Ngoài trang hoàng 300 loài hoa hồng từ khắp thế giới trên diện tích 6.000 m2, lễ hội còn nhiều hoạt động như thi Nữ hoàng hoa hồng và nghi thức “Rước kiệu, tung hoa” dành cho “Bông hoa hồng đẹp nhất”, thưởng thức ẩm thực Bulgaria, ca nhạc, talkshow.

Đoàn Loan


0 comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.